LangUuDiem.Com

Quê Hương

Sinh ra và lớn lên trên Cao nguyên Dăklăc vùng Tây Nguyên Việt Nam với khí hậu hai mùa rõ rệt.

Đây là quê hương thứ hai của ba mẹ gầy dựng. Với tuổi thơ nào là cây trái phong phú , mảnh đất bazan màu mỡ cùng cây công nghiệp : caffe, cao su mát mẽ quanh năm

Quanh quẫn sinh hoạt bên gia đình, ba mẹ thường vô tình nhắc đến những món ăn dân dã những lúc thời tiết vào Đông khắc nghiệt nơi tuổi thơ lớn lên. Tôi thường nghe câu thơ mở đầu cho một bản nhạc về Huế: “Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi, mùa Đông thiếu áo mùa hè thiếu ăn,Trời hành cơn lụt mỗi năm…..” và ước rằng một ngày không xa tôi sẽ về nơi mà ba mẹ tôi thường nhắc với nét chân tình bà con nội ngoại.

Sau hai mươi chín năm làng quê hiện về trong thực tại, dòng sông Ô Lâu uốn khúc hiền hòa đưa  tôi về với quê cha đất Tổ trong ngày giỗ chạp họ Nguyễn Đăng,,  có chợ Hôm nơi hội tụ bán buôn cư dân trong vùng. Vùng quê yên ả, cùng nét trầm mặc buổi hoàng hôn càng tăng thêm đức  chịu khó và chân tình nơi làng quê. Cơ giới thủy lợi nội đồng phát triển người dân xứ tôi xa hẳn cảnh mùa hè thiếu ăn, bê tông hóa xóm thôn, tuy nhiên lớp sau hai mươi tuổi rất khó tìm gặp  trừ khi có giỗ chạp Họ , Làng.

Không diễn tả hết cảm nhận nhưng đây là kỷ niệm trân trọng của cuộc đời khi được gần gũi bên cánh đồng xanh mơm mởn nhẹ rung đầy sức sống , thoảng cơn gió hoàng hôn và tiếng chuông vọng về từ Chùa Phật lồi truyền thuyết( chùa Ưu Điềm), bên dòng Ô Lâu với bao chuyện tình đi vào huyền thoại, và cả một tình yêu sâu lắng của bà con nội ngoại gia tộc. , tưởng tượng bên chiếc cầu khỉ  ký ức của mẹ cha  _ cầu Mụ Gié, bên đập thủy lợi Niêm ,Thượng Thiềm. Và nghe chuyện kể  món ăn chóng đói ngày nào của cư dân lưu vực hai bên dòng Ô Lâu và là món ngon miệng không thể quên khi đã một lần khi mùa đến – rau xục xạc.

Nguyễn Đăng Sơn

( ba: Nguyễn Đăng Hải)

Xem thêm hình:

Bình luận nhanh bằng tài khoản Facebook

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *