LangUuDiem.Com

Sông Ô Lâu huyền thoại

Sông Ô Lâu huyền thoại

 (Sông còn tên gọi khác là sông Thu Rơi)                   

 

                             Bến chợ Hôm                                       

Ảnh : Lê Lan                                                   

Sông Ô Lâu bắt nguồn từ thượng nguồn đỉnh núi Truồi hùng vỉ, có độ cao tuyệt đối xấp xỉ 905m, chảy lượn quanh co giữa núi rừng Trường Sơn, chảy xuôi về Phò Trạch, rồi chuyển hướng tây bắc, ngã rẻ chổ hội lưu với sông Độc còn gọi là sông Mỹ Chánh, tạo nên dòng sông Ô Lâu huyền thoại, chảy êm đềm trong vắt đầy thơ mộng, rồi chảy về hai làng Câu Nhi và Phước Tích, gặp sông Thác Ma, chảy xuôi về Vân Trình, chảy ra phá Tam Giang, ghé qua cửa Lác và ra biển Đông.

       Thế nhưng,  hầu hết các con sông đan nối vào nhau hết sức phức tạp và độc đáo, thành một màng lưới chằng chịt, từ sông Ô Lâu đã liên kết đến phá Tam Giang, đến sông Hương, qua sông Lợi Nông, qua sông Đại Giang, sông Hà Tạ, sông Cống Quan, sông Truồi, sông Nông, xuyên qua đầm Cầu Hai, tất cả nằm trong hệ đầm phá Tam Giang và đầm Cầu Hai, ngoài ra sông Ô Lâu còn liên kết với các trằm bàu tự nhiên. Vì thế, sông Ô Lâu là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung, dòng sông uốn lượn chảy êm đềm, mát dịu, mềm mại như dãi lụa. Tên sông được ca ngợi, Trăm năm còn lỗi hẹn hò, Cây đa bến cộ con đò khác đưa. Câu ca dao sinh ra trên những bến sông từ cái thuở sĩ tử xứ Đàng Ngoài muốn vào kinh ứng thí phải vượt trường giang, bên triền sông này đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, trãi qua nhiều thế hệ, về danh nhân như Cụ Bùi Dục Tài người đổ Tiến sỉ thời Vua Lê Hiển Tông, đây là vị tiến sỉ khai hoa của xứ Đàng Trong, Ông được thăng quan đến chức Tả thị lang Bộ Lại và Cụ Bùi văn Tú giử chức thượng thư bộ lại triều Tây Sơn hai vị được tôn vinh “ kinh bang tế thế ”  thượng thư triều Nguyễn có Nguyễn Tăng Doãn và ngài tướng công Phạm Duyến, ủy lạo sứ Nguyễn Chánh, Mậu hóa hầu Trần Quý Công,  quan tướng Triều Mạc Hoàng Bôi, thời Vua Tự Đức có cụ Hồ Oai quyền chưỡng vệ Long võ quân, có thành tích bão vệ Vua Tự Đức trong kỳ nổi loạn Chày vôi của hai anh em Đoàn Trung, Đoàn Trực,  và nhiều vị tiển sỉ hiện nay…đã sống và uống mạch nước nguồn sông Ô Lâu như một huyền thoại. Ngoài ra hai bên triền sông ấy có làng cổ Phước tích 500 năm tuổi, bên kia sông có làng cổ  Hội kỳ 500 năm tuổi, nhưng chưa được công nhận, xuôi về có làng (tiến sỉ) Câu Nhi, ở làng Mỹ Xuyên có nghề điêu khắc, làng Ưu điềm có di tích Chăm-Pa nổi tiếng…

 Trong dân gian còn lưu truyền nhiều giai thoại về con sông này. Chuyện kể rằng: Vào đời vua Trần Anh Tông,  đầu tháng 6 năm Bính Ngọ ( 1306)  vua Chiêm Thành Chế Mân (Jaya Simhavarman III ) dâng hai châu Ô – Rí về sau đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu làm sính lể để cưới công chúa Huyền Trân và để giử hòa khí hai nước, tránh nạn binh đao và mở mang bờ cõi. Trên con đường thiên lý Bắc Nam, thì dòng sông này đã chứng kiến cảnh Huyền Trân trên đường bái biệt nước non Đại Việt để ngàn dặm ra đi về làm dâu xứ Chiêm Thành, được phong tước Hoàng Hậu Paramec-varti,  và con sông Ô Lâu này tiêu biểu cho châu Ô, sử sách còn ghi lại.

                                                 Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm,

                                                Một gái Huyền Trân của mấy mươi

  Để hôm nay dòng sông như chảy vào lòng người, vổ về những con đò nhỏ và nghiêng mình cho lủy tre làng soi bóng nước. Con sông, bến Đò, bãi tắm đã thu hút tâm hồn bao thế hệ trôi qua, mỗi thế hệ có những cuộc chơi riêng, họ vui đùa trên sóng nước mênh mông, cách ứng xử cũng đầy hồn nhiên. Dòng Ô Lâu quê mẹ vẫn giữ được nét xưa vốn có, vẫn một màu xanh thắm của thời gian, vừa sâu lắng về thân phận mỗi con người , mỗi dòng sông trong những dòng sông dọc dài đất miền Trung nắng dãi mưa dầm đều mang một nét đẹp riêng, song tất cả các dòng sông đều chảy ra biển xanh lộng gió, chỉ đến đầu tháng bảy, những cơn mưa bất chợt hiện về, báo hiệu một mùa mưa lủ đến, những trận mưa xối xả mấy ngày đêm từ thượng nguồn đổ về, dòng sông như gầm réo ầm ào, chao đảo dật dờ, nổi trôi, nước bắt đầu chuyển sang màu bạc của lớp đất phù sa, cá tôm từ thượng nguồn xuôi nước đổ về, các loài cá từ phá Tam Giang, các nhánh sông liên kết chạy ngược lên theo con nước, mang đến cho dòng sông nhiều chủng loại cá phong phú và hết sức đa dạng, ở hệ thống sông Ô Lâu hiện nay được xác định  có 109 loài, 76 giống, với 31 họ thuộc 11 bộ khác nhau. Đã xác định được 16 loài có giá trị kinh tế cao, 5 loài cá quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam 2007, cả 5 loài đều được xếp vào bậc VU ( vulnarable) . Khi đã trút hết những trận mưa kéo dài, rồi dòng sông trở nên hiền hòa, trả về khoảng lặng yên, trả về làn nước trong xanh, bởi dòng sông có nhiều truông cát nên nước luôn trong xanh mà ngọt quanh năm, sông chảy trong dòng sống và hòa nhịp thở cùng người. Sông lấp lánh mạch nguồn thấm đẫm.

       Với riêng tôi, hơn nửa đời phiêu dạt, tôi có dịp ghé thăm nhiều con sông khác trên các nẻo đường từ miền Nam ra Trung, cũng như những con sông khác trên mọi miền tổ quốc, mỗi con sông đều có vẻ đẹp riêng và ít nhiều đã gắn bó với tôi nhiều kỷ niệm. Dòng Ô Lâu đã neo đậu nơi tôi biết bao nỗi niềm tha thiết, Nhưng mãi đến tận hôm nay, sau hai mươi năm xa cách, về lại nơi bến Huyện cũ, thôn Tư Ưu Điềm, tôi ngồi khỏa tay vào dòng nước trong xanh, để cảm nhận một dòng sông và thầm cám ơn thôn xóm hiền hòa bên triền sông Ô Lâu huyền thoại này đã gắn liền khúc ruột được chắt chiu từ một ký ức xa thẳm, không ai có thể chia lìa, cũng chính nơi đó, đã đánh thức bao nỗi hoài cảm, tưởng đã mất đi trong tâm hồn.

                                                                                                          ĐOÀN HẠ

Bình luận nhanh bằng tài khoản Facebook

comments

6 thoughts on “Sông Ô Lâu huyền thoại

  1. Cẩm Nhung

    Con sông Ô Lâu này nhiều nhân tài thật, tôi kể thêm cho bạn biết nữa nhé!
    Ông Nguyễn Tăng Doãn sinh ra ba của Nhạc Sĩ Trần Hoàn ( tên thật Nguyễn Tăng Hích), bút danh Trần Hoàn thôi. Ca sĩ Tùng Dường gọi ông Trần Hoàn là ông nội chú.
    Ông Nguyễn Tri Phương quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
    Còn nhiều lắm… những tôi không nhớ nỗi còn những người trên có liên quan đến tôi nên tôi biết rỏ. Tôi rất thích bài viết này của bạn, nhờ bạn tôi được biết thêm lịch sử về dòng sông này. Tuổi thơ tôi lớn lên ở đó, ngày cũng ra sông tắm, hóng mát, biết sông chảy 2 dòng nhưng không nhớ bắt nguồn từ đâu.

  2. Đoàn Hạ

    DÒNG Ô LÂU
    Thơ : Đoàn Hạ

    Làm sao quên được dòng Ô Lâu
    Lâu lắm qua sông chưa bắc cầu
    Truông cát trải dài cho nước ngọt
    Nước trong văn vắt, đáy sông sâu

    Tháng bảy trời mưa nước đổ về
    Mênh mông trắng xóa con sông quê
    Tạnh mưa nuóc rút nhiều tôm cá
    Liên kết sông ngòi ta mãi mê

    Ô Lâu cạnh nách làng Ưu Diềm
    Đưa nước tưới đồng tận thôn Niêm
    Đến vụ Phú Canh mùa trái chín
    Từng đoàn chở lúa ngược đi lên…

  3. ledangmanh

    Ô LÂU GIANG PHÚ!

    Từ Châu Hoan Châu Hóa-Thiên di tạm dừng Chân
    Đến Châu Rí châu Ô – Lập nghiệp còn tiếp bước
    Chim đậu đất lành xứ Ô Lâu
    Người nương suối ngọt miền sông nước

    Trộm nghe,nên nay!
    Kẻ Hậu Bối – Giam thân trích lục cùng miền xuôi
    Bậc Tiền Nhân- Gợi ý sao tìm khắp mạn ngược.
    Bao bận – Manh nha đứng chờ cung tay để nâng nghiên
    Đôi phen-Thắc thỏm ngồi đợi dõi mắt mong mài mực.

    Vẫn còn đó- Cây đa gió gom nghĩa ngày xưa
    Mãi lưu đây-Bến cộ trăng gọi tình thuở trước.

    Vinh quang thay!
    Miền Câu Lãm – Bùi Dục Tài Tiến Sĩ khai khoa”1”
    Xứ Vân Trình – Trần Văn Kỷ Trung thư phục quốc”2”
    Làng Vĩnh Cố- Ngyễn Quang Vệ Uý đã tới vinh quang
    Quê An Thơ –Lục Sự Hoàng Từ lui về tủi nhục.
    Hào hoa Kẻ Vịnh -Thượng quan Nguyễn Đức Trứ giữ dạ thanh liêm
    Lịch lãm An Thư- Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan gìn lòng chính trực.
    Không hẳn Nam tử- Bút tung phượng múa rồng bay
    Mà còn Nữ lưu – Chữ động quần là áo lượt

    Qua Mỹ Chánh – Lừng danh thứ thiếp “3”Quang Trung- một dạ thương nòi
    Về Hội Kỳ – Ngát tiếng Cửu Giai “4” Thành Thái – chung lòng yêu nước.
    Trang võ tướng- Đôi bờ còn tán tụng giỏi binh thư
    Đấng văn quan-Muôn bến mãi biểu dương tài thao lược

    Nơi hiểm trở- Quân Tây Sơn không ngại Đá giăng cồn
    Chỗ khó khăn- Tướng Nguyễn Huệ chẳng tày Bà Đa vực.*

    Thương kính quá!
    Bờ Hà Lỗ – Thể phách Văn Sở Tướng Quân- Đất gói oan khiên
    Bến Ưu Điềm -Thuyền tang Tài Nhân Thị Ngọt-Sóng trào sướt mướt”5”

    Lẫm liệt thay!
    Tráng liệt tử- Hồng Lô Tự Khanh vua Minh Mạng tặng phong
    Nguyễn Tri Phương- Quân Kỳ Thạc Phụ đời Miên Tông ban tước « 6 »
    Phò Mã- Kết duyên với công chúa Đồng Xuân
    Nguyễn Lâm – Tử trận gìn non sông Tổ Quốc

    Xã Chánh Lộc- Từ đường Phụ Tử muôn thuở khói bay
    Làng Chí Long- Miếu mộ Đệ Huynh nghìn thu bia tạc.
    Nghệ nhân Mặc khách -Mỹ Xuyên còn nức tiếng tợ Kế Môn
    Quân Tử Trượng phu- Phò Trạch mãi lừng danh như Đại Lược.

    Nam Quảng Trị bao kẻ chợ- Mỹ Chánh Hà Lộc Kẻ Lạng Hà Lỗ Câu Nhi,
    An Thơ Phú Kinh Kẻ Văn Kẻ Vịnh sử xanh không quên,
    Bắc Thừa Thiên bấy làng quê – Phước Tích Mỹ Xuyên Trạch Phổ Ưu Điềm Hòa Viện,Vĩnh An Vân Trình Phú Nông Điền Hương con đỏ còn thuộc. « 7 »

    Thời Minh Mạng –Lừng danh An Thơ Nguyễn Đức Hoạt Thượng Thư Nguyễn Đức Tư Tri Phủ vọng tộc thế phiệt trâm anh,
    Thuở Miên Tông- Vang tiếng Kẻ Vịnh Tri Phủ Nguyễn Đức Dĩnh Viên Ngoại Nguyễn Đức Giãn thế gia vương tôn đài các.
    Đất Văn Qũy – Công Thần Nguyễn Văn Vịnh Tri phủ Viện Sỹ Hàn Lâm
    Xứ Câu Nhi-Danh Tướng Hoàng Tự Bôi Tam Phẩm Phụng Sắc Triều Mạc. « 8»

    Làng cổ Phước Tích-Họa sư Lê Văn Miến màu đọng lung linh « 9»
    Giáo xứ Kẻ Văn-Thánh đạo Lê Đăng Thị hương bay ngào ngạt « 10».
    Đôi bờ Nam bắc- Cử nhân Tiến sĩ như lá lay bay
    Hai dải Trị Thiên-Khanh Tướng công hầu tợ sương lác đác.

    Uy nghiêm Phạm vũ-Gia trì khuya sớm ngân tiếng u huyền
    Lồng lộng Giáo đường – Cầu nguyện chiều hôm lắng lời trầm mặc.
    Cội nguồn sông suối – Hợp lưu cùng sóng nước quần tụ mênh mông
    Mạng mạch Ô lâu – Chung thủy với Tam giang tương phùng bát ngát.

    Ngẫm nay !
    Mây vạn thuở- lang thang đổi sắc giữa trời xanh
    sóng muôn đời- lãng đãng thay màu bên nước bạc.
    Ngày xuống- ngồi đong cuộc có-không
    Sáng lên- đứng lường thời được mất.

    Thô thiển – Đôi dòng tâm niệm tiếc thương
    Bùi ngùi – mấy chữ lòng hoài cảm tác !

    Mùa đông Giáp Ngọ
    Kẻ Văn phụng bút

    GHI CHÚ :
    1- Câu Lãm:Bùi Dục Tài người đổ Tiến sỉ thời Vua Lê Hiển Tông, đây là vị tiến sỉ khai khoa của xứ Đàng Trong, Ông được thăng quan đến chức Tả thị lang Bộ Lại
    2- Vân Trình: Trần Văn Kỷ, người làng Vân Trình (tục gọi là làng Rào), tổng Vĩnh Xương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa (nay thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế). vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tin dùng, phong đến chức Trung Thư Phụng Chính, tức chức quan chuyên lo việc dự thảo chính lệnh cho nhà vua.
    3-Mỹ Chánh :Nguyễn Thị Bích-người vợ thứ hai của anh hùng Nguyễn Huệ – Hoàng Đế Quang Trung
    4- Dương Thị Ngọt ở làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh ,Với vẻ đẹp đoan trang và phẩm hạnh cao quý, cô gái Dương Thị Ngọt đã trở thành “cửu giai tài nhân” của vị vua yêu nước Thành Thái. Được vua Thành Thái hết mực yêu thương và sủng ái, bà phi Dương Thị Ngọt đã không tránh khỏi sự ghen ghét, đố kỵ vẫn thường xảy ra ở chốn hậu cung mà kết cục là bà bị giáng tội khi quân và phải lãnh án hình xử chém. Tiếc thương ái phi Dương Thị Ngọt, vua Thành Thái đã cho cử hành tang lễ của bà theo nghi lễ của triều đình đối với một hoàng phi và dùng thuyền rồng đưa Linh cửu bà về Cặp bến Uu Điềm và đưa lên yên nghỉ tại quê nhà thân yêu ở thôn Hội Kỳ bên dòng Ô Lâu.
    5- Tướng Ngô Văn Sở, một người có công đối với nhà Tây Sơn, nhưng không may bị tội, phải dìm xuống nước sông Hương cho đến chết, thi hài chôn ở gần chùa Linh Mụ. Sau đó hai năm, ông được triều đình phục chức và cho cải táng đưa ra chôn ở làng Hà Lỗ bên bờ sông Ô Giang.
    *Địa danh đoạn Sông ở Hội Kỳ có tên:vực Bà Đa và Bãi Đá giăng.
    6- Nguyễn Tri Phương tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.
    Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.
    Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ “Quân kỳ thạc phụ”, được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế)
    Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận Nguyễn Tri Phương cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế cho ba vị công thần (Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Nguyễn Tri Phương) và cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương tại quê nhà.
    7- Tên Địa phương chữ đậm
    8-Hoàng Bôi Người xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm Hải Lăng!Triều Mạc ,được dự vào hàng 5 bậc tước,Quan vào hàng Tam Phẩm
    9- Lê Văn Miến (1874-1943) là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris, là hoạ sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
    10- Giuse Lê Đăng Thị, sinh năm 1825 tại Kẻ Văn, Quảng Trị. Làm Cai Đội dưới thời vua Tự Đức, xử giảo ngày 24-10-1860 tại An Hòa, phong Chân Phước ngày 02-5-1909 do Đức Piô X, phong hiển thánh.

  4. trương á

    Mình muốn nghe những câu hò nói về Bàu Ngược của sông Ô Lâu đoạn chảy qua xã Điền Môn, Phong Điền.

Trả lời Đoàn Hạ Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *